Suy cho cùng, chúng ta yêu nhau để hạnh phúc, chứ không phải cứ sống mãi cùng những hoài vọng xa xăm. Yêu - người ta nói nhiều đến chuyện tương lai, nhắc nhiều đến viễn cảnh ngôi nhà và những đứa trẻ. Nhưng cũng có một sự thật, người kề cạnh hôm nay, có thể khi bình minh thức dậy đã trở thành người cũ chuyện xưa với bạn.
Tôi từng chứng kiến khá nhiều cuộc chia tay mà chính người trong cuộc cũng không thể tìm ra được nguyên do. Họ dùng lý lẽ rằng "không hợp nhau" để ngụy biện cho sự tàn ly của một chuyện tình từng là niềm hãnh diện.
Vốn dĩ trên đời này chẳng có ai hợp ai ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên. Vì trái tim trót lỡ dành cho đối phương những rung cảm lạ kỳ mà người ta cố gắng vun xây để cùng dệt nên bức tranh của yêu thương. Bức tranh ấy có đủ sắc màu, đủ cung bậc cảm xúc. Vậy mà đến cuối cùng, chẳng ai giữ nổi những hẹn ước ban đầu, rời bỏ nhau với mảnh tim vỡ vụn.
Bạn biết không, lời hứa sẽ khiến hạnh phúc nhân lên tại thời điểm tình yêu nồng cháy, nhưng cũng chính lời hứa ấy trở thành vết cứa thật đau ngày buông tay nhau, đi về hai hướng ngược lối. Tôi đã dành hơn 2 năm để xóa vết một câu ước hẹn. Cho đến bây giờ, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn không hiểu vì sao người ta có thể dễ dàng nói đi là đi, trong lúc tôi dốc cạn tin yêu để kỳ vọng thật nhiều.
Tình yêu luôn có những lối rẽ bất ngờ, bạn chẳng thể biết trước được. Thế nên, hãy cứ hạnh phúc vẹn tròn với hiện tại, đừng đặt hết niềm tin cho một bức tranh tương lai chỉ được tô vẽ bằng lời hứa hẹn. Khi lời hứa chưa kịp thành hình thì người nói đã quên, còn người nghe lại ôm hoài ôm mãi vết thương lòng năm nào.
Không ai có thể ép buộc trái tim mình phải ở bên cạnh người ấy. Có những mối nhân duyên được "nảy mầm" từ cuộc gặp gỡ vô tình, từ ánh mắt ngại ngùng lướt ngang qua nhau. Chúng ta cứ luôn ngỡ rằng, chỉ cần dốc hết chân tình trao cho người ấy, thì sẽ nhận lại được trái tim chân thành.
Có thể phút ban đầu ấy, những hứa hẹn người trao là xuất phát từ thẳm sâu trái tim. Nhưng, một khi tình yêu đã có vết nứt, lời hứa không kéo lại được thực tại tình cảm đã hao mòn đến tội nghiệp. Cũng giống như việc, hôm nay thời tiết báo sẽ có mưa, bạn cố chấp không tin vì đang mải ngắm ánh mặt trời nhẹ chiếu buổi sáng. Chiều tàn, bạn trở về nhà với bộ dạng ướt sũng.
Tình yêu sắp đến ngày chia tay luôn có những dấu hiệu báo trước, nhưng không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận ra. Chúng ta đắm chìm trong viễn cảnh về ngày chung đôi, nắm chặt tay nhau bước vào lễ đường.
Cứ yêu thôi, đừng hứa hẹn sẽ bên nhau mãi mãi. Vì mãi mãi là điều vốn không có thật trên đời này, đặc biệt đối với tình yêu. Tình yêu nhất định phải gắn với thực tế của cuộc sống. Có những khi bạn phải chấp nhận rằng, thực tế luôn phũ phàng, thậm chí khiến tình yêu rơi vào bế tắc và tan vỡ.
Bạn hãy yêu hết mình, yêu chân thành và thay lời hứa hẹn gió thoảng bằng việc nắm chặt tay nhau vượt qua những thử thách để khẳng định tình yêu.
Vốn dĩ trên đời chẳng có điều gì gọi là đúng người sai thời điểm. Hết yêu đến cuối cùng chẳng còn nói với nhau một lời. Tình yêu của năm ấy héo mòn đến tội nghiệp…
" alt=""/>Cứ yêu thôi, đừng hứa hẹn chuyện ngày mai…Theo quan niệm của người xưa, ba vị thần này được Trung ương Hoàng Đế phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm thiện - ác của loài người.
Sau đó, cứ vào ngày 23 hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.
Vì thế, cứ đến ngày 23 tháng Chạp - Tết ông Công ông Táo là người Việt lại làm lễ cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Người dân thường chuẩn bị mâm cúng chu đáo.
![]() |
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo. |
Từ xưa đến nay, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau. Ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình.
Theo GS.TS Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hoá Du lịch, lễ cúng 23 tháng Chạp là lễ tiễn chung ông Công ông Táo về chầu trời, việc mọi người gộp chung cúng trên bàn thờ là chưa đúng.
"Chúng ta phải đặt mâm cúng ở hai nơi, ở bếp và bàn thờ tổ tiên. Ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng", giáo sư Vũ Gia Hiền nói.
Giáo sư Hiền cũng cho biết, bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp, thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Lý học Đông phương cũng chung với ý kiến của giáo sư Hiền. Theo ông Tuấn Anh, các gia đình thường cúng ông Công ông Táo trên bàn thờ gia tiên, nhưng thực tế đây là hai vị thần khác nhau.
Trong ngày này, ông Táo phải được cúng dưới bếp, còn ông Công được cúng trên bàn thờ chính trên nhà cùng với gia tiên mới đúng.
Đại đức Thích Chúc Tiếp, Chánh văn phòng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thái Nguyên cho rằng, ngày 23 tháng Chạp hay ngày ông Táo về chầu trời còn được xem như ngày cúng gia tiên, tất niên cuối năm. Đây là lễ mở đầu cho hàng loạt các nghi lễ trong Tết Nguyên đán của người Việt, kéo dài từ ngày 23 tháng Chạp cho đến Rằm tháng Giêng. Sau khi tiễn đưa ông Táo, mọi người thường bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, lau chùi đồ cúng ông bà tổ tiên, treo tranh, câu đối, cắm hoa… chuẩn bị năm mới.
Nói về việc cúng Táo quân nên ở bếp hay ban thờ gia tiên, Đại đức Thích Chúc Tiếp cho rằng, theo truyền thống văn hóa dân gian thì bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc bên trên bếp.
Hiện ở một số chùa lớn cũng thường có ban thờ riêng cúng Táo quân. Xưa, lễ cúng Táo quân thường đặt trong bếp, nơi đặt ban thờ riêng các Táo. Song ngày nay, việc thờ cúng đã đơn giản hóa, nhiều nhà không có ban thờ riêng ông Táo.
Với những nhà không có ban thờ Táo quân riêng sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng đặt dưới gian bếp và thêm một mâm khác thắp hương ở ban thờ thần linh, gia tiên thực hiện nghi lễ cúng chính. Khi cúng người dân nổi lửa để bếp cháy đỏ rồi bày mâm cỗ…
Dưới đây là bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin.
" alt=""/>Cúng ông Công ông Táo ở đâu chuẩn nhất?